Hỏi:
Tôi
nghe nói, rượu rắn rất tốt với sức khỏe, nhưng chưa biết chế biến thế
nào. Lại nghe một số người nói, thanh niên không nên dùng rượu rắn? Mong
được "Thuốc vườn nhà" giải đáp giúp những thắc mắc trên.
Nguyễn Ngọc Toản, Thanh Sơn, Phú Thọ
Đáp:
Rượu rắn chủ yếu được chế từ thịt của một số loài rắn và thường là những loài rắn độc.
Những loài rắn thường dùng: Rắn hổ mang (naja-naja), rắn cạp nong
(bugaras fasciatus), rắn cạp nia (Bugarus candidus); ngoài ra, còn dùng
nhiều loài rắn khác nữa.
Rắn bắt về, lột da để riêng, sau đó
mổ bỏ ruột, chặt đầu, lau khô bằng giấy bản (không rửa nước vì sợ mùi
tanh), hoặc rửa bằng rượu có ngâm gừng hay quế chi rồi mới lấy giấy bản
lau khô. Sau đó chặt thành từng khúc nướng hay sấy cho khô. Tán bột dùng
hay ngâm rượu uống. Có người chặt bỏ cả đuôi vì cho rằng đuôi cũng có
nọc độc (sự thực không phải). Có người lại không lột da, không chặt
đầu. Nói tóm lại lột da hay không lột, chặt đầu hay không đều được cả.
Người ta thường ngâm thịt rắn với những vị thuốc khác như hồi, quế,
thiên niên kiện, hà thủ ô, ... nhưng có thể chỉ riêng thịt rắn không
thôi cũng đủ; để cho thơm dễ uống có thể thêm ít trần bì, quế, ...
Theo Đông y:
Thịt rắn có vị ngọt mặn, tính ấm; có tác dụng bổ dưỡng và làm khỏe
người (bổ ích cường tráng), hoạt huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp,
định kinh giản. Phàm những người cơ thể suy nhược, sau khi mắc bệnh nặng
ăn không ngon miệng, tiêu hóa kém, người mệt mỏi đuối sức, đầu choáng
váng, ... cũng như những người bị đau nhức do phong tê thấp, kinh lạc bế
tắc, da thịt tê dại hoặc ngứa ngáy, có thể sử dụng vị thuốc này để
chữa.
Kiêng kỵ: Theo y thư cổ, những người
huyết hư sinh phong thì không dùng được. Người trẻ tuổi có dùng được
rượu rắn hay không, là tùy thuộc vào tình hình sức khỏe. Rượu rắn có tác
dụng bổ dưỡng, nên những người vốn khỏe mạnh không nên lạm dụng (vì có
thể dẫn đến trạng thái "vật cực tắc phản", "thái quá bất cập", ...), còn
đối với những người trẻ tuổi mà cơ thể suy yếu (với những triệu chứng
như đã nói ở trên) vẫn có thể sử dụng rượu rắn để bồi dưỡng cơ thể và
chữa trị bệnh tật.
Để thấy rõ hơn tác dụng và cách sử dụng rắn để phòng và chữa bệnh, "Thuốc vườn nhà" xin giới thiệu một số đơn thuốc:
(1) Rượu tam xà:
Rắn hổ mang 1 con, rắn cạp nong 1 con, rắn ráo 1 con, thiên niên kiện
100g, cẩu tích 100g, huyết giác 100g, ngũ gia bì 100g, hà thủ ô đỏ 100g,
kê huyết đằng 150g, trần bì 30g, tiểu hồi 20g; rắn và các vị thuốc sau
khi chế biến, cho vào bình, thêm rượu trắng cho đủ 10 lít, ngâm 3 ít
nhất 100 ngày; người lớn mỗi ngày uống 1 chén con (khoảng 30ml) trước
khi đi ngủ. Rượu này có tác dụng chữa mỏi xương, chân tay đau nhức, sưng
khớp xương. Phụ nữ có thai không dùng được (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).
(2) Truyền thế bạch hoa xà tửu:
Bạch hoa xà 1 con (tẩm rượu cho ngấm kỹ, bỏ da và xương, chỉ lấy thịt),
khương hoạt 2 lạng (1 lạng = 31,25g), đương quy thân 2 lạng (1 lạng = 31,25g), thiên ma 2 lạng (1 lạng = 31,25g), tần cửu 2 lạng (1 lạng = 31,25g), ngũ gia bì 2 lạng (1 lạng = 31,25g), phòng phong 1 lạng (1 lạng = 31,25g);
tất cả cho vào hũ, đổ rượu nếp vào cho ngập thuốc, bịt kín miệng hũ,
cho vào nồi hấp cách thủy 1 ngày, sau đó đem trôn dưới đất 7 ngày là
được; mỗi ngày uống 1-2 chén con. Rượu này có tác dụng chữa trúng phong,
bán thân bất toại, méo mồm lệch mắt, toàn thân lở ngứa, khớp xương đau
nhức (Tần Hồ tập giản phương).
Chú thích:
- Theo Trung Dược đại từ điển (Thượng Hải KHKT XBX, 1995), để có vị thuốc "Bạch hoa xà", có thể sử dụng thịt của 2 loài rắn:
1. Con "Ngũ bộ xà", có tên khoa học là Agkistrodon acutus, thuộc chi Hổ mang Agkistrodon.
2. Con "Ngân hoàn xà", có tên khoa học là Bungarus multicinetus, một loài "cặp nia".
- Cả hai loài đều có ở Việt Nam. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm chi tiết trong sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của cố Giáo sư Tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi.
Lương y HUYÊN THẢO
Viết bình luận
Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.