Hỏi:
Tôi nghe một số người nói, nhau thai mèo đen chữa khỏi được ung thư dạ
dày. Đàn ông ăn 7 cái, đàn bà ăn 9 cái thì khỏi. Đề nghị "Thuốc vườn
nhà" cho biết có đúng hay không?
Trần Thị Nhung, Tây Hồ, Hà Nội
Đáp:
Để trả lời câu hỏi của bạn, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu xem, nhau thai mèo có tác dụng gì?
Tác dụng chữa bệnh của nhau thai mèo (miêu bào y) đã được ghi chép trong một số sách thuốc cổ, như "Bản kinh phùng nguyên", "Bản thảo tái tân", "Bản thảo tòng tân",
... Tuy nhiên, trong các sách nói trên không thấy nói về sự khác biệt
giữa mèo đen với các loại mèo có màu lông khác. Như vậy, có thể thấy
rằng, tác dụng của nhau thai mèo đen và các loài mèo khác tương tự như
nhau.
Theo Đông y: Nhau thai mèo có vị chua
ngọt, tính ấm, không độc; vào 3 kinh Can, Tỳ và Vị. Có tác dụng chữa vị
quản thống (đau khu vực dạ dày), nấc, nghẹn, phản vị (ăn vào nôn ngược
trở lại).
Một số bài thuốc dùng nhau thai mèo, đã được ghi lại trong sách thuốc:
(1) Chữa phản vị (ăn vào nôn ngược trở lại):
(1.1)
Lấy nhau thai mèo đốt thành than, nghiền mịn, cất vào lọ nút kín dùng
dần. Khi dùng lấy một ít bột thuốc, thêm chút chu sa vào trộn đều, miếp
vào phía dưới lưỡi (Dương Thị kinh nghiệm phương).
(1.2) Dùng nhau thai mèo nấu với thịt lợn ăn trong bữa ăn hàng ngày (Phượng liên đường kinh nghiệm phương).
(2) Chữa ăn uống hay bị nghẹn: Đặt nhau thai mèo lên miếng ngói, sấy khô, nghiền thành bột mịn; mỗi lần uống 1-2g, chiêu thuốc bằng rượu ngon (Đồng thọ lục).
Đau
ở khu vực dạ dày, nấc, nghẹn, phản vị (ăn vào nôn ngược trở lại) là
những triệu chứng thường xuất hiện ở người bị ung thư dạ dày. Nhau thai
mèo có tác dụng làm giảm những triệu chứng đó, nên có thể có tác dụng hỗ
trợ, trong điều trị ung thư dạ dày. Còn chuyện chữa khỏi, theo chúng
tôi nghĩ, chỉ ăn 7 hoặc 9 cái nhau thai mèo mà chữa khỏi được ung thư dạ
dày là chuyện không đáng tin.
Nhân tiện nói thêm, ngoài nhau thai, các bộ phận khác của con mèo, cũng có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Cụ thể:
- Thịt mèo:
Theo Đông y, thịt mèo có vị chua, ngọt, tính ấm; vào các kinh Can,
Thận. Thịt mèo có thể dùng chế biến những món ăn ngon và bổ. Thí dụ, nấu
cùng với thịt rắn thành món ăn nổi tiếng có tên là "Long hổ đấu". Về
mặt trị liệu, thịt mèo có tác dụng bồi bổ cơ thể (bổ hư lao), dưỡng
huyết, tiêu viêm, sát trùng.
- Xương đầu mèo: Thường sử dụng để chế các loại cao dán chữa ung nhọt.
- Gan mèo: Dùng chữa một số bệnh nhiễm trùng có tính tiêu hao (Đông y gọi là "lao sái").
- Mỡ mèo: Có thể dùng để chữa bỏng.
- Lông mèo: Có thể chữa rụng tóc, ...
"Thuốc vườn nhà" xin giới thiệu một số bài thuốc có sử dụng mèo:
(1) Chữa cơ thể suy nhược:
Dùng thịt mèo 200-250g, kỷ tử 50g, hoàng tinh 20-30g, long nhãn 15g;
thịt mèo thái miếng, cùng với các vị thuốc cho vào nồi đất, thêm nước
hầm khoảng 30-40 phút, thêm gia vị cho hợp khẩu vị là được; ăn liên tục
nhiều ngày (Thực trị bản thảo).
(2) Ban xuất huyết do giảm tiểu cầu: Dùng thịt mèo hầm lên ăn cả nước lẫn cái (Thực trị bản thảo).
(3) Chữa tràng nhạc, sưng hạch bạch huyết ở cổ: Dùng thịt mèo một lượng thích hợp, thêm vài củ tỏi, hầm chín; chia ra ăn trong các bữa cơm (Thực trị bản thảo).
(4) Chữa ung nhọt không liền miệng:
Xương đầu mèo 1 cái, đốt thành than nghiền mịn; trứng gà 10 quả, luộc
chín, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ đun lấy dầu; trộn đều bôi vào chỗ có
bệnh (Y phương thích yếu).
(5) Chữa cam tẩu mã: Dùng xương đầu mèo mun (lông đen tuyền), đốt thành than, nghiền thành bột mịn; mỗi lần uống 3g cùng với rượu (Thọ vực thần phương).
(6) Tóc rụng từng mảng tròn: Dùng lông mèo con, đốt thành than, trộn với dầu vừng; bôi vào chỗ tóc rụng ngày 2-3 lần (Thực trị bản thảo).
Lương y HUYÊN THẢO
Viết bình luận
Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.