Hỏi đáp Thuốc vườn nhà

Sử dụng phật thủ chữa đầy bụng

Nguồn tin:  Thuốc vườn nhà
Cập nhật: 18/03/2013 01:07 SA

Hỏi:

Tôi nghe nói, trái phật thủ thường bầy trên bàn thờ ngày tết chữa đầy bụng rất hay. Đề nghị "Thuốc vườn nhà" cho biết có đúng hay không? Nếu đúng xin hướng dẫn giúp cách sử dụng.

Lê Văn Tám, Hải Dương

Đáp:

quả phật thủ, cây phật thủ, phật thủ

Phật thủ

Phật thủ có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Theo Đông y: Phật thủ có vị đắng, cay, thơm; tính ấm. Có tác dụng sơ can giải uất, lý khí, táo thấp hóa đàm. Chủ trị các chứng "can uất khí trệ", "can vị bất hòa", "tỳ vị khí trệ" - dẫn tới ngực bụng, mạng sườn đau tức, đau dạ dày, lợm giọng buồn nôn, kém ăn, ho nhiều đờm, ...

Trong dân gian: Phật thủ thường được dùng chữa chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạng sườn trướng đau, ăn vào nôn ngược trở lại, ...

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy: Phật thủ có tác dụng giải trừ sự co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn suyễn và tăng cường chức năng tiêu hóa.

Một số cách dùng phật thủ để chữa bệnh:

    (1) Ăn không tiêu, vùng gan và dạ dày đau tức:

        (1.1) Phật thủ tươi 12-15g (khô 6g); hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.

        (1.2) Phật thủ khô, huyền hồ sách - mỗi thứ 6g; sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

        (1.3) Phật thủ khô 6g, thanh bì 9g, xuyên luyện tử 6g; sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    (2) Chữa đau dạ dày do lạnh: Phật thủ khô 15g, gạo tẻ sao vàng 30g; sắc nước uống ngày 3 lần. Hoặc nấu cháo ăn.

    (3) Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn: Dùng phật thủ và thanh yên tươi - mỗi thứ 100g (khô 40g), rượu trắng 2 lít; thanh yên và phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu, khoảng 15 ngày sau là có thể dùng; hàng ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 5-10ml.

    (4) Chữa nấc, phiên vị (ăn vào nôn ngược trở ra): Dùng vỏ quả phật thủ tươi, cắt nhỏ, trộn đều với đường; ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng (nhai, nuốt dần).

    (5) Chữa ho nhiều đờm: Dùng trái phật thủ tươi 40g (khô 15g), đường phèn 15g, hấp cách thủy khoảng nửa giờ; chia 2-3 lần ăn trong ngày. Cũng có thể chỉ cần nhai cùi liền cả vỏ, nuốt dần nước, đờm sẽ tan dần và khí đỡ xông ngược lên, nhờ vậy mà hết ho.

    (6) Giải say rượu: Dùng trái phật thủ tươi 30g (khô 10g); sắc nước uống.

    Lưu ý: Đối với các chứng kể trên, nếu không có quả, có thể thay thế bằng lá, vẫn có tác dụng tương đối tốt.


Lương y HUYÊN THẢO


Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]