Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tra cứu theo "Tên Việt Nam" vần: M
Tên vị thuốc Mô tả
Mã đề Còn gọi là mã đề thảo, xa tiền, nhả én, dứt (Thái), su ma (Thổ). Tên khoa học Plantago asiatica L. (Plantago major L. var. asiatica Decaisne). Thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae). Cây mã đề cho các vị thuốc có tên sau đây: 1. Xa tiền tử: Semen plantaginis - là hạt phơi hay sấy khô. 2. Mã đề thảo: Herba plantaginis - là toàn cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. 3. Lá mã đề: Folium plantaginix - là lá tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Mã thầy Còn gọi là củ năn, bột tề. Tên khoa học Heleocharis plantaginea R. Br. Thuộc họ Cói (Cyperaceae).
Mắc nưa Còn gọi là mặc nưa, mac leua (Cămpuchia). Tên khoa học Diospyros mollis Griff. Thuộc họ Thị (Ebenaceae).
Mạch ba góc Còn gọi là tam giác mạch, lúa mạch đen, kiều mạch, sèo (Lào Cai, Yên Bái). Tên khoa học Fagopyrum esculentum Moench. (Fagopyrum sagittatum Cilib). Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Ta có thể dùng toàn cây nhưng chủ yếu là lá và hoa của mạch ba góc để làm nguyên liệu chiết rutin.
Mần tưới Còn gọi là hương thảo, lan thảo, Ayapana du Tonkin. Tên khoa học Eupatorium staechadosmun Hance. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Mật động vật (đởm) Đông y và Tây y đều dùng mật động vật làm thuốc, nhưng Tây y chỉ hay dùng mật lợn, mật bò. Còn Đông y dùng mật của nhiều loài như mật gấu, mật dê, mật lợn, mật bò, mật trăn, mật rắn, mật gà, mật cá chép, .v.v.
Mật lợn, mật bò Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc đem tinh chế thành cao mật bò, cao mật lợn tinh chế.
Mặt quỷ Còn gọi là đơn mặt quỷ, dây đất, nhầu đó, cây ganh, khua mak mahpa (Lào). Tên khoa học Morinda umbellata L. (Morinda scandens Roxb., Stigmanthus cymosus Lour). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Máu chó Còn gọi là muscadier à suif. Tên khoa học Knema corticosa Lour. (Knema bicolor Raf, Myristica corticosa Hook. f. et Thoms). Thuộc họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae). Tên là máu chó vì khi chặt cây, chất nhựa chảy ra có màu đỏ giống như máu.
Mía Còn gọi là cam giá. Tên khoa học Saccharum offcinarum L. Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Saccharum do chữ Ấn Độ, sakhara có nghĩa là đường; cam giá vì "cam" là ngọt, "giá" là gậy, cây trông giống cái gậy, có vị ngọt.

Tra cứu theo "Phân loại bệnh":

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]