Hỏi đáp

Kiều mạch chữa khí hư bạch đới

Nguồn tin:  Thuốc vườn nhà
Cập nhật: 15/09/2013 09:27 CH

Hỏi:

Tôi nghe nói, kiều mạch có tác dụng chữa khí hư ở phụ nữ rất tốt. Đề nghị "Thuốc vườn nhà" cho biết có đúng hay không? Cây kiều mạch có mọc ở Việt Nam hay không?

Lê Kim Tuyến, Bắc Ninh

Đáp:

kiều mạch, mạch ba góc, lúa mạch đen, sèo, tam giác mạch, ô mạch, điềm kiều, dưỡng tử, tĩnh tràng thảo, lộc đề thảo, lưu chú thảo, Fagopyrum esculentum Moench (Fagopyrum sagittatum Cilib), họ Rau răm (Polygonaceae)

Kiều mạch

"Kiều mạch" được trồng ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, ... Còn được trồng tại nhiều nước ở châu Âu, châu Á (như Trung Quốc, Nhật Bản).

Kiều mạch thường được gọi là "mạch ba góc", "lúa mạch đen", "sèo" (Lào Cai, Yên Bái), "tam giác mạch", "ô mạch", "điềm kiều", "dưỡng tử", "tĩnh tràng thảo", "lộc đề thảo", "lưu chú thảo", ... tên khoa học là Fagopyrum esculentum Moench (Fagopyrum sagittatum Cilib), thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).

Theo sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của cố Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi: Ở nước ta "mạch ba góc" được trồng lấy hạt, ăn thay lúa ngô, dùng cho người và cho súc vật. Tuy nhiên, chỉ ăn đơn thuần mạch ba góc, người rất mệt, nên thường trộn thêm với ngô và gạo. Bản thân cây mạch ba góc cũng có 2 loại, loại thứ nhất là "mạch ba góc đắng", có năng suất thu hoạch cao hơn nhưng trước khi dùng phải luộc kỹ, bỏ nước đầu đi, nếu không thì đắng không thể ăn được; loại thứ hai gọi là "mạch ngọt", năng suất thấp hơn, nhưng ít đắng hơn, có thể ăn trực tiếp ngay, không qua giai đoạn luộc bỏ nước, tuy gọi là ngọt nhưng chỉ là tương đối so với loại mạch ba góc đắng nói trên mà thôi. Mạch ba góc ở các tỉnh biên giới có thể trồng vào 2 vụ, là vụ Xuân Hạ trồng vào tháng 1-2, đến tháng 4-5 thu hoạch; vụ Thu Đông trồng vào tháng 8-9, đến tháng 11-12 thu hoạch; trung bình từ khi trồng đến khi thu hoạch là 2-3 tháng. Ta có thể trồng mạch ba góc để lấy quả ăn, rồi dùng cây bỏ đi để chiết rutin; hoặc ta có thể trồng để lấy lá và hoa chiết rutin mà không thu hoạch quả.

kiều mạch, mạch ba góc, lúa mạch đen, sèo, tam giác mạch, ô mạch, điềm kiều, dưỡng tử, tĩnh tràng thảo, lộc đề thảo, lưu chú thảo, Fagopyrum esculentum Moench (Fagopyrum sagittatum Cilib), họ Rau răm (Polygonaceae)

Hạt kiều mạch

Theo Đông y: Mạch ba góc có vị ngọt, tính mát. Có tác dụng khai vị khoan tràng, hạ khí tiêu tích. Dùng chữa viêm ruột cấp tính, tràng vị tích trệ, tiết tả, lỵ tật, tràng nhạc, bỏng, mụn nhọt lở loét ngoài da, ...

Theo "Thuốc vườn nhà" được biết, dân gian tới nay vẫn lưu truyền kinh nghiệm dùng mạch ba góc chữa khí hư ở phụ nữ. Có thể sử dụng theo hai cách:

    (1) Dùng mạch ba góc, sao vàng, tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 8-12g bột. Hoặc có thể làm thành viên cho dễ sử dụng (Kinh nghiệm dân gian Trung Quốc).

    (2) Dùng bột mạch ba góc, hòa với lòng trắng trứng gà; hấp chín ăn (Kinh nghiệm dân gian Việt Nam).


Lương y HƯ ĐAN


Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]