Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

MỘC NHĨ - 木耳

Còn gọi là nấm tai mèo.

Tên khoa học Auricularia polytricha Sacc.

Thuộc họ Mộc nhĩ (Auriculariaceae).

mộc nhĩ, 木耳, nấm tai mèo, Auricularia polytricha Sacc., họ Mộc nhĩ, Auriculariaceae

Mộc nhĩ - Auricularia polytricha

A. MÔ TẢ CÂY

Loại nấm mọc trông giống tai người ("mộc" = gỗ, "nhĩ" = tai) mặt ngoài màu nâu nhạt, có lông mịn, mặt trong nhẵn màu nâu sẫm. Thể quả chất keo, thời kỳ đầu hình chén, dần dần biến thành hình cái tai, hoặc hình lá, đại bộ phận phẳng, nhẵn, rất ít khi có nếp nhăn. Bộ phận gốc thường có nếp gấp màu xám đỏ, nhiều khi  màu tím. Đường kính có thể tới 15cm.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang trên những cây, cành gỗ mục, ở trong rừng hay ở vùng đồng bằng trên một số cây như cây sung, cây duối, cây sắn, hòe, dâu tằm.

Hiện được sản xuất công nghiệp. Hái về phơi hoặc sấy khô. Khi dùng làm thuốc thì sao cháy.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hoạt chất chưa rõ.

Chỉ mới biết trong mộc nhĩ có 10% nước, 9-10% protit, 0,2% lipit, 58,5% gluxit, 6,3% xenluloza, 5,2% tro.

Mỗi 100g mộc nhĩ có 321,3mg canxi, 180,9mg P, 0,03mg caroten, 0,14mg vitamin B1, 0,50mg vitamin B2, 2,4mg vitamin PP.

C. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Ngoài công dụng làm thức ăn, mộc nhĩ được dùng làm thuốc giải độc, chữa lỵ, táo bón và rong huyết.

Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc bột (sao cháy, tán bột), chia làm nhiều lần trong ngày.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Tra cứu theo "Phân loại bệnh":

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]