Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

KHOAI NƯA - 蒟蒻

Còn gọi là củ nưa, khoai na.

Tên khoa học Amorphophalus rivieri Dur.

Thuộc họ Ráy (Araceae).

蒟蒻, khoai nưa, củ nưa, khoai na, Amorphophalus rivieri Dur., họ Ráy, Araceae

Khoai nưa - Amorphophalus rivieri

A. MÔ TẢ CÂY

Cây sống lâu năm có củ to hình cầu dẹt có khi to hơn đầu một người lớn, thịt  màu vàng, ăn hơi ngứa. Lá đơn có cuống dài tới 40cm hay hơn, màu xanh lục nâu có đốm trắng, xẻ ba thành những đoạn dài 50cm, phiến lá khía nhiều và sâu. Bông mo tận cùng bằng một phần bất thụ, hình trụ, màu tím. Mo màu nâu sẫm. Mùa hoa vào mùa Hạ và Thu.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mọc hoang khắp những nơi ẩm ướt, có khi được trồng để lấy củ ăn hoặc nuôi lợn.

Củ thu hoạch vào các tháng 9-11, cạo sạch vỏ, đồ chín phơi hay sấy khô, khi dùng ngâm cho mềm, thái mỏng rồi ngâm nước phèn chua và gừng, sao cho thơm và hết ngứa.

Củ muốn ăn được phải chế biến nấu với vôi cho hết chất ngứa.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong củ khoai nưa của ta chỉ mới thấy tinh bột là một chất ngứa chưa xác định được.

Trong một loại khoai nưa Amorphophalus konjac K. Koch người ta đã nghiên cứu lấy được một loại tinh bột riêng có thành phần chủ yếu là konjac-man nan (hàm lượng tới 50%) khi thủy phân sẽ được laevidulin (hay laevidulinoza).

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Trong nhân dân thường đào củ ăn khi đói nhưng phải nấu kỹ với vôi mới khỏi ngứa. Thường xuyên chỉ trồng lấy củ cho lợn ăn.

Trong y dược củ tươi giã nát dùng đắp mụn nhọt, dùng trong bị ngứa và người ta cho có chất độc nhưng khi nấu với vôi thì chất độc giảm hay mất đi. Người Nhật dùng tinh bột khoai nưa để ăn. Tinh bột khoai nưa còn có thể dùng nấu rượu. Củ còn dùng chữa rắn cắn.

Đơn thuốc có khoai nưa:

    Chữa liệt nửa người: Củ khoai nưa sống 10g, ô đầu 1g, phụ tử 1g, nước 600ml sắc kỹ còn 100ml chia nhiều lần uống trong ngày. Chú ý thuốc có độc, phải đun kỹ mới hết chất độc, khi dùng phải theo dõi.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Tra cứu theo "Phân loại bệnh":

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]