Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

HẠT BÔNG - 棉花子

cây bông, Gossypium sp., họ bông, Malvaceae

Cây bông - Gossypium sp.

Hạt bông nói đây là hạt của cây bông cho ta sợi để dệt vải. Hạt bông sau khi đã lấy sợi đi rồi, trước khi người ta đổ bỏ đi, người ta đã dùng ép lấy dầu để thắp và nấu xà phòng hoặc để ăn sau khi đã loại chất gossypola đi rồi.

A. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong hạt bông có chừng 17-30% dầu, nếu chỉ tính nhân không tỷ lệ lên tới 35-40%. Dầu hạt bông là một thứ dầu nửa khô, có chứa chừng 20- 22% panmitin (palmitin), 4% stearin (stearin) 30-35% olein, 42-45% linolein (linolein) và 1% chất không xà phòng hóa được.

Dầu bông ép nguội có màu vàng nhạt, không mùi vị có chứa sinh tố E.

Hạt bông có chứa 2 chất độc: Gossypola vàng và gosspola đỏ. Cả 2 chất này đều có chứa trong lá mầm.

Gossypola là một chất có chứa phennol và anđêhyt.

Gossypola uống ít độc, tiêm mạch máu độc hơn, tiêm 0,50g vào phúc mạc con thỏ sẽ chết sau 4 ngày.

Gossypola bị phá bởi nhiệt để cho một chất ít độc hơn, cho nên khô dầu bông ép nóng ít độc hơn khô dầu ép nguội.

Muốn tìm gossypola thêm H2SO4 vào dầu sẽ thấy màu đỏ, hoặc nếu thêm FeCl3 sẽ có màu xanh lục.

B. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Người ta thấy hạt bông sau khi đã loại chất gossypola có tác dụng lợi sữa, trong sữa tỷ lệ bơ và cađêin tăng lên.

C. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Làm thuốc lợi sữa, dùng với liều 5g, dưới dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc: Hạt bông sao vàng 5g, cam thảo 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml; chia 3 lần uống trong ngày (đơn ghi trong Hòa hán dược ứng dụng phương).

Xưa kia Nhật Bản có ra một số biệt dược lợi sữa chế từ hạt bông với tên lactaogon (lactagol), mamain, lactomin (lactomil), .v.v.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Tra cứu theo "Phân loại bệnh":

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]