Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY RÁY - 海芋

Còn gọi là cây ráy dại, dã vu.

Tên khoa học Alocasia odora (Roxb) C. Koch. (Colocasia macrorhiza Schott).

Thuộc họ Ráy (Araceae).

cây ráy, 海芋, cây ráy dại, dã vu, Alocasia odora (Roxb) C. Koch., Colocasia macrorhiza Schott, họ Ráy, Araceae

cây ráy, 海芋, cây ráy dại, dã vu, Alocasia odora (Roxb) C. Koch., Colocasia macrorhiza Schott, họ Ráy, Araceae

Cây ráy - Alocasia odora

A. MÔ TẢ CÂY

Ráy là một loại cây mềm cao 0,3-1,4m, có thể dài tới 5m nhưng phía dưới bò, trên đứng, dưới đất có thân rễ hình cầu sau phát triển dần thành củ dài, có nhiều đốt ngắn, trên đốt có vẩy màu nâu. Lá to hình tim dài 10-50cm, rộng 8-45cm, cuống mẫm dài 15-120cm. Bông mo mang hoa cái ở phía gốc, hoa đực ở phía trên và tận cùng bằng một đoạn bất thụ. Phần dưới của mo tồn tại xung quanh các quả mọng, hình trứng màu đỏ.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Ráy là một cây mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, thường ưa mọc ở rừng hay nơi ẩm thấp. Còn thấy ở Lào, Cămpuchia (Kdat norar), Hoa Nam Trung Quốc, châu Úc.

Người ta thường đào củ ở những cây 2-3 năm trở lên. Đào về rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi khô hay dùng tươi. Khi chế biến thường bị ngứa tay, cần chú ý.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu, chỉ mới biết trong củ ráy có tinh bột, chất gây ngứa.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Củ ráy chỉ mới thấy dùng làm thuốc trong phạm vi nhân dân. Tài liệu cổ coi củ ráy có vị nhạt, tính hàn, có đại độc (độc nhiều) ăn vào gây ngứa trong miệng và cổ họng.

Nhân dân thường dùng củ ráy để xát vào nơi bị lá han gây ngứa tấy, còn dùng làm thuốc chữa mụn nhọt, ghẻ, sưng bàn tay, bàn chân.

Tại Quảng Tây (Trung Quốc) nhân dân còn dùng uống chữa sốt rét, thũng độc, ngứa lở mà lông rụng hết (phong lại). Ngày uống 10-20g.

Đơn thuốc có củ ráy:

    Cao dán mụn nhọt: Một củ ráy tươi nặng chừng 80-100g, nghệ một củ chừng 60g; củ ráy gọt sạch vỏ, giã nát nhừ cùng với nghệ, sau cho dầu vừng vào nấu dừ, thêm dầu thông và sáp ong vào, khuấy cho tan; để nguội, phết lên giấy dán vào nơi mụn nhọt; nếu mới mọc thường tan, đã mọc rồi có tác dụng hút mủ.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Tra cứu theo "Phân loại bệnh":

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]