Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CÂY MÀO GÀ TRẮNG - 青葙

Còn có tên bông mồng gà trắng, đuôi lươn, dã kê quan, thanh tương tử.

Tên khoa học Celosia argentea L. (C.linearis Sw.).

Thuộc họ Dền (Amaranthaceae).

cây mào gà trắng, 青葙, bông mồng gà trắng, đuôi lươn, dã kê quan, thanh tương tử, Celosia argentea L., C.linearis Sw., họ Dền, Amaranthaceae

cây mào gà trắng, 青葙, bông mồng gà trắng, đuôi lươn, dã kê quan, thanh tương tử, Celosia argentea L., C.linearis Sw., họ Dền, Amaranthaceae

Cây mào gà trắng - Celosia argentea

Ta dùng vị thanh tương tử (Semen Celosiae) là hạt chín phơi hay sấy khô của cây mào gà trắng.

A. MÔ TẢ CÂY

Mào gà trắng là một loại cỏ mọc quanh năm, thân mọc thẳng, nhẵn, mang nhiều cành, cao 0,3-1,0m có thể tới 2m. Lá mọc so le, hình mác, nguyên, đầu nhọn, gốc lá cũng hơi nhọn, dài 8-10cm, rộng 2-4cm.

Vào mùa Hạ và mùa Thu ra hoa không có cuống, mọc thành bông trắng hoặc hơi hồng, dài 3-10cm, đồng trưởng. Quả nang, mở theo hình hộp, trong mang nhiều hạt. Hạt dẹt màu đen, hoặc nâu đỏ, mặt bóng, đường kính ước 1mm. Khi nhìn qua kính lúp thấy mặt hạt có những vân và một điểm hõm là tễ. Vỏ dòn, dễ vỡ, không mùi, vị nhạt.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Nguồn góc cây từ phía đông Ấn Độ nhập sang ta từ lâu.

Được trồng khắp nơi ở nước ta để làm cảnh vì cây hoa có dáng đẹp và để lấy hạt làm thuốc. Trồng bằng hạt vào mùa Xuân. Đến tháng 9-10 hạt chín, hái hoa về phơi khô, đập lấy hạt sẩy loại hết tạp chất, phơi lần nữa cho thật khô. Có khi người ta dùng cả hoa.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Theo Wehmer (1929 Die Pflanzenstofe) trong hạt mào gà trắng có chất béo. Các chất khác và hoạt chất chưa rõ.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo tài liệu cổ: Thanh tương tử vị đắng hơi hàn; vào Can kinh. Có tác dụng khử phong nhiệt, thanh can hỏa, làm sáng mắt. Dùng chữa phong nhiệt làm mắt đau. Những người đồng tử mở rộng cấm dùng.

Dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc thu liễm, cầm máu, chữa ỉa lỏng, trong các bệnh xích bạch, lỵ, lòi dom, chảy máu ruột, thổ huyết, máu cam, tử cung xuất huyết, bệnh về gan và mắt (sưng đỏ, nhiều tia máu).

Liều dùng: 4-12g hay hơn trong một ngày, dưới hình thức thuốc sắc, hoặc thuốc viên.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Tra cứu theo "Phân loại bệnh":

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]