Hỏi:
Gần
đây, tôi được ông bạn cho một thứ cây tên là "lô biên", bảo đem trồng ở
trong vườn để phòng khi bị rắn độc hoặc côn trùng cắn thì dùng, ngoài
ra cây còn chữa được đinh nhọt và nhiều loại bệnh khác. Nay cây đã mọc
tốt, tôi xin gửi mẫu cây và rất mong được "Thuốc vườn nhà" giới thiệu thêm những thông tin và tác dụng của cây thuốc này.
T. Đ. Thành, Thái Nguyên
Đáp:
Bán biên liên
Qua
mẫu cây bạn gửi, có thể xác định được đó là cây có tên khoa học là
Lobelia chinensis Lour., thuộc họ Hoa chuông (Labeliaceae).
Ngoài tên "lô biên", cây còn có rất nhiều tên khác, như "lỗ bình tàu",
"bán biên liên", "bán biên hoa", "cấp giải sách", "xà lợi thảo", "bán
biên cúc", ... Trong số các tên trên, sách thuốc thường sử dụng tên "bán
biên liên", nên dưới đây chúng ta cũng dùng tên này.
Bán biên
liên phân bố ở hầu hết các tỉnh miền núi và Trung du, từ Lạng Sơn, Cao
Bằng, đến các tỉnh miền Trung. Cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc lẫn với
các loại cỏ thấp ở ruộng hoang, trên các bãi đất ẩm trong thung lũng,
ven rừng hoặc gần nguồn nước. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa Xuân - Hè;
đến mùa Thu sau khi quả đã già, toàn cây tàn lụi; tới mùa mùa Xuân năm
sau mới lại tái sinh.
Bán biên liên là loại cỏ thấp, sống 1
năm, thân nhẵn có 3 góc, dài chừng 10-15cm. Cành mọc thẳng hướng lên
hoặc mọc nằm trườn và bén rễ. Toàn cây mọng, bẻ ra có chất nhựa mủ màu
ngà như sữa. Lá mọc so le gần như không có cuống, hình trái xoan, lá ở
phía trên rất nhỏ, phần trên mép lá có răng cưa. Hoa mọc ở nách lá, dài
khoảng 7-15mm, màu hồng nhạt hoặc tía nhạt xanh lơ, hoặc trắng; hoa có 5
thùy hình trái xoan, 5 nhị cong, bầu tròn. Hoa có một đặc điểm dễ nhận
biết, đó là cánh hoa chỉ nghiêng về một phía, nên mới gọi là "bán biên
liên" (có nghĩa là thứ hoa tựa như hoa sen (liên), mà cánh chỉ nghiêng
về một bên (bán biên)).
Trong dân gian, từ xưa bán biên liên được sử dụng như một vị thuốc chủ yếu để chữa rắn độc cắn; cách sử dụng cụ thể như sau:
Sau khi xử lý cấp cứu, như buộc ga-rô, ... dùng 40-80g thuốc tươi hoặc
20-40g thuốc khô, sắc nhỏ lửa khoảng 20-30 phút, chia 2-3 lần uống trong
ngày. Đồng thời, ngoài dùng cây tươi (có thể thêm mấy hạt muối ăn) giã
đắp vết thương, ngày thay thuốc 2 lần.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy:
-
Trường hợp bệnh nhẹ, uống trong đắp ngoài 3 ngày thì khỏi; nặng thì phải
5-7 ngày. Nói chung, sau khoảng 24 tiếng hiện, tượng miệng vết thương
sưng đỏ nóng đau và chứng trạng toàn thân bắt đầu giảm nhẹ.
- Với trường hợp nặng, tùy theo chứng trạng cụ thể, cần phối hợp thêm
một số vị thuốc khác. Thông dụng nhất là sử dụng thang thuốc "Tam hoàng bán biên liên thang",
gồm các vị thuốc bán biên liên 50g, đại hoàng 10g, hoàng liên 10g,
hoàng cầm 10g, hoa phấn 15g, kim ngân hoa 15g; mỗi ngày 1 thang, sắc 2
lần, hợp hai nước; chia ra 2-3 lần uống trong ngày.
Kinh
nghiệm chữa rắn độc cắn trong dân gian rất phong phú, cách chữa nói trên
chủ yếu để minh họa tác dụng giải độc nọc rắn của cây bán biên liên.
Chỉ áp dụng trong trường hợp cấp bách, khi không thể đưa ngay bệnh nhân
tới thầy thuốc hoặc cơ sở y tế.
Với những trường hợp bị côn
trùng đốt hoặc mụn nhọt, lở loét, viêm nhiễm ngoài da, dùng bán biên
liên giã nát đắp cũng mang lại hiệu quả tốt. Với trường hợp bị dị ứng
sơn, cũng có thể dùng bán biên liên uống trong và đắp ngoài để chữa.
Lương y HUYÊN THẢO
Viết bình luận
Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.