Hỏi đáp

Thuốc Nam chữa lỵ mạn tính

Nguồn tin:  Thuốc vườn nhà
Cập nhật: 06/02/2012 07:04 CH

Hỏi:

Tôi bị bệnh đi lỵ đã lâu ngày, dùng thuốc tân dược chỉ đỡ được một thời gian nhưng không khỏi hẳn, hơn nữa lại rất mệt. Vì vậy, mong "Thuốc vườn nhà" mách giúp một số bài thuốc Nam để áp dụng thử.

Nguyễn Văn Tuấn, Hà Nội

Đáp:

rau má, cây rau má

Lỵ là loại bệnh đường ruột có tính truyền nhiễm, có thể phát sinh quanh năm, nhưng nhiều nhất vào mùa hè thu, với những triệu chứng điển hình là đau bụng, phân có lẫn máu, mủ, mót rặn, ngồi lâu.

Lỵ mạn tính thường do lỵ cấp tính không chữa trị triệt để, để bệnh kéo dài lâu ngày thành mạn tính. Muốn dùng thuốc Nam để chữa bệnh, tốt nhất bạn nên đến một phòng khám Đông y có uy tín, để được các thầy thuốc thăm khám và kê cho đơn thuốc thích hợp với thể trạng và bệnh tình của mình.

"Thuốc vườn nhà" chỉ có thể giới thiệu một số bài thuốc để bạn tham khảo:

• Bài thuốc 1: Dùng hạt ý dĩ sao vàng 40g, kim ngân hoa 25g, rau má khô 25g (tươi 60g). Nếu có những chứng trạng thuộc hàn (người sợ lạnh, bụng đầy đau, thích chườm nóng, chán ăn, phân trắng nhớt, ...) thêm gừng khô 12g hoặc quế 6g. Tất cả cho vào ấm, đổ ngập nước trên mặt thuốc một đốt ngón tay, sắc lấy 200ml, lọc trong, chia thành 2 phần uống trong ngày lúc đói bụng. Liên tục trong 7-10 ngày (một liệu trình), nghỉ 3-5 ngày lại tiếp tục một liệu trình khác.

• Bài thuốc 2: Dùng 5-7 hạt nha đảm tử (là quả chín của cây nha đảm tử, còn gọi là cây "sầu đâu cứt chuột", "chù mền", "san đực" (Sầm Sơn), "cứt cò" (Vĩnh Linh), "bạt bỉnh" (Nghệ An), ... tên khoa học là Brucea Javanica (L.) Merr.), bóc bỏ vỏ lấy nhân, cho vào miếng cùi long nhãn bọc lại, hoặc nhét vào miếng chuối tiêu mà nuốt (vì hạt nha đảm tử rất đắng). Mỗi ngày uống như vậy 2 lần, trước bữa ăn trưa và buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng liên tục 5 ngày, nghỉ 2 ngày rồi uống lại, cho đến khi khỏi. Kinh nghiệm cho thấy, bài thuốc này có tác dụng rất tốt đối với trường hợp lỵ mạn tính do nhiễm ký sinh trùng amip.

• Bài thuốc 3: Dùng nhân nha đảm tử, bách thảo sương - 2 thứ liều lượng bằng nhau. "Bách thảo sương" là muội đen cạo ở đáy nồi, muội nồi do rơm rạ, cây cỏ đốt cháy thành khói lâu ngày hợp thành. Chỉ dùng muội nồi nấu bằng củi hoặc rơm rạ, muội ở nồi đất thổi cơm là tốt nhất. Lưu ý chớ nhầm muội nồi với "bồ hóng" (Đông y gọi là "ô long vĩ"). Tất cả đem tán thành bột mịn, luyện với hồ làm thành viên bằng hạt đỗ xanh, sấy khô, cho vào lọ nút kín dùng dần. Người lớn mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20 viên; trẻ nhỏ tùy theo tuổi, mỗi lần uống 2-10 viên.

Lương y HUYÊN THẢO


Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]