Hỏi:
Gần đây, ở một số địa phương, người dân thường bắt ong bầu để bán cho thương lái nước ngoài. Tôi rất muốn biết, ong bầu có những tác dụng gì?
Dương Văn Bình, Đại Từ, Thái Nguyên
Đáp:
Ong bầu là loài ong rất quen thuộc ở vùng thôn quê. Thường bay trên các giàn bầu, giàn mướp, luống bí, ... khi cây ra hoa. Thường bay đơn lẻ hoặc thành đàn nhỏ, chỉ vài ba con. Con ong có màu đen, thân to và tù, dài chừng 0,5cm, toàn thân có lông mền, màu đen nhạt, phía lưng có lông màu vàng nhạt, chân ngắn, đen. Cánh màu lam tím, óng ánh, mềm, nhìn thấu qua được; khi ong bay nhìn có màu xanh biếc.
Trong rừng, ong bầu thường làm tổ trong các hốc cây mục. Còn ở thôn quê, ong bầu hay làm tổ trong các ống tre, nứa, ... trên giàn bầu, giàn mướp, hoặc trong các ống tre làm đòn tay trên mái nhà lá, ... Ong bầu cũng hay làm tổ trong cán cuốc, cán sẻng làm bằng tre lâu ngày không dùng.
Theo sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của cố Giáo sư Tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi: Ong đen (ong bầu) còn gọi là "ong mướp", "trúc phong", "ô phong", "hùng phong", "tượng phong", tên khoa học Xylocoba dissimilis (Lep), thuộc họ ong (Apidae). Ong bầu còn gọi là "ong mướp", vì thường thấy nó đến hút mật ở hoa mướp. Tại Trung Quốc, loài ong này thường gọi là "trúc phong", vì thường sống, làm tổ trong các đốt tre, nứa (trúc = tre, nứa; phong = con ong); gọi là "ô phong" vì có màu đen (ô = đen); gọi là "hùng phong", "tượng phong" vì ong này so với ong mật thì to hơn, như con gấu con voi so với với những con vật khác (hùng = con gấu; tượng = con voi; đều là những con vật to lớn).
Ong đen (ong bầu) sống khắp nơi, ở đồng bằng cũng như miền núi. Cũng theo sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", ở nước ta còn ít chú ý khai thác để dùng làm thuốc. Tại miền Nam Trung Quốc, người ta thường bắt ong này vào mùa thu đông, là mùa ong sống trong các ống tre nứa. Sau khi biết ong ở đâu, người ta nút kín ống tre hay ống nứa lại. Hơ nóng cho ong chết, chẻ ra để lấy mà dùng. Ong đen bảo quản dễ mốc mọt, phải sấy cho khô, không nên phơi nắng dễ hỏng và dễ mốc mọt hơn. Ngoài con ong đen nói trên, tại Trung Quốc người ta còn dùng con ong đen Xylocopa phalothorax nhỏ hơn. Nhưng không dùng con có đốm trắng ở đầu.
Tác dụng chữa bệnh của ong đen (ong bầu) được ghi chép sớm nhất trong bộ sách "Bản thảo thập di", của danh y Trần Tàng Khí, viết năm Khai Nguyên thứ 27 (739).
Theo Đông y:
Ong đen có vị ngọt chua, tính hàn, không độc; vào 2 kinh Vị và Đại
trường. Có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, hóa đàm, khử phong, định kinh.
Dùng trong những trường hợp sâu răng, miệng lở loét, đau cổ họng, trẻ
nhỏ kinh phong. Ngày dùng 2-4 con tán nhỏ uống.
Theo tài liệu cổ, những người thể tạng hư hàn, không có thực hỏa, không nên dùng.
Đơn cử bài thuốc có sử dụng ong bầu:
(1) Chữa ung nhọt, lở loét lâu ngày không khỏi: Rửa sạch vết thương bằng nước muối hoặc nước trầu không, rắc bột thuốc (ong đen sấy khô, tán mịn) lên, rồi băng cố định lại.
(2) Chữa viêm họng nặng: Phối hợp với bằng sa, tán mịn, uống.
(3) Chữa trẻ nhỏ bị kinh phong co giật: Dùng ong bầu sấy khô, tán bột uống. Tùy theo chứng mà dùng các vị thuốc thích hợp sắc lấy nước chiêu thuốc (làm thang).
Từ
những tài liệu nói trên có thể thấy, ong bầu tuy có thể sử dụng để làm
thuốc chữa bệnh, nhưng không phải là loại thuốc đặc hiệu. Vì nói chung,
có thể thay thế bằng khá nhiều các vị thuốc khác.
Theo chúng
tôi nghĩ, tác dụng lớn nhất của ong bầu (ong đen) là thụ phấn cho hoa
màu và bảo vệ đa dạng sinh thái. Nếu loài ong đen nói trên bị tuyệt
chủng, thì tương lai các cây bầu, cây mướp, cây bí, ... có khả năng sẽ
rất ít quả hoặc không kết trái. Vì loài ong mật Apis cerana Fabricius
(thường nuôi để lấy mật) có thói quen hút mật vào mùa xuân và chủ yếu ở
trên các cây khác. Ngoài loài ong đen (ong bầu) Xylocoba dissimilis
(Lep) và Xylocopa phalothorax nhỏ hơn, đã nói ở trên, ở Việt Nam ta còn
có nhiều loài ong đen khác, sống khắp nơi, ở đồng bằng cũng như miền
núi, có vai trò rất quan trọng trong vấn đề bảo vệ đa dạng thực vật. Như
loài Xylocopa attenuata Perkins sống trên cỏ lào, loài Xylocopa
collaris sống trên cây rừng, loài Xylocopa phalathorax Lep sống trên cây
dại, ...
Lương y HUYÊN THẢO
Ý kiến bạn đọc
6 Ý kiến bạn đọcminh có bán số lượng lớn ai quan tâm xin liên hệ 01642479xxx hoặc quyetkieuki@gmail.com thân ái
Có ai bán không cần mua sđt mình 01676181xxx
bác nào cần mua ong này lh e nhé 094 246x xxx
Bi ong nay dot co sao khong?minh moi bi ong nay dot o tay.
Cho sdt minh có so lượng nhiều day là sdt của mình 096119xxxx
ban co ban ong bau kh ko co ban lien he voi minh 098690xxxx mua so luong lon