Hỏi:
Trong một chương trình phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam, có nói các nhà khoa học đã phát hiện thấy trong trái sung có chứa một số chất có tác dụng chữa trị ung thư. Tiếc rằng, đài nói nhanh, tôi không kịp ghi lại những điều cần thiết. Nếu có thể được, mong "Thuốc vườn nhà" cho biết thêm những thông tin liên quan đến vấn đề này.
Nguyễn Đình Thắng, h. Thanh Liêm, t. Hà Nam
Đáp:
Sung là thứ cây rất quen thuộc ở các vùng quê. Ngoài tác dụng dùng làm thực phẩm, trái sung, và những bộ phận khác của cây sung như lá, nhựa, vỏ thân, vỏ rễ, ... đều là những vị thuốc quý trong vườn nhà.
"Thuốc vườn nhà" đã giới thiệu cách sử dụng "Cây sung chữa trĩ nội, trĩ ngoại". Nay xin thông tin thêm về một số tác dụng đối với ung thư.
Theo sách "Hướng dẫn chữa bệnh bằng ăn uống" (Ẩm thực trị liệu học chỉ nam, Giang Tô Khoa học kỹ thuật Xuất bản xã, in lần thứ 2, năm 2003): Kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy, chất nhựa của quả sung xanh có tác dụng:
- Ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư mô liên kết (sarcoma), và ung thư vú tự phát ở chuột;
- Làm chậm quá trình di căn của tế bào ung thư, trong ung thư tuyến, ung thư máu và sarcoma hạch bạch huyết.
Còn theo "Hiện đại dưỡng sinh bảo kiện trung dược từ điển" (Từ điển dưỡng sinh phòng bệnh bằng Đông dược, Nhân dân vệ sinh Xuất bản xã, ấn hành 2002): Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, trái sung có tác dụng chữa ung thư tương đối tốt, có thể sử dụng để chữa trị hoặc hỗ trợ trong điều trị nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư thuộc hệ thống tiêu hóa.
Một số cách sử dụng cụ thể để chữa trị, hỗ trợ điều trị ung thư:
(1) Ung thư dạ dày, ung thư ruột:
- Hàng ngày, sau mỗi bữa cơm, ăn 5-7 quả sung tươi; hoặc dùng 20g quả khô, sắc nước uống trong ngày. Có tác dụng cải thiện các chứng trạng bệnh lý ở bệnh nhân ung thư dạ dày, ung thư ruột (Trung thảo dược nghiên cứu tư liệu).
- Kết quả nghiên cứu lâm sàng: Sử dụng dịch chiết từ quả sung, để truyền cho bệnh nhân theo đường tĩnh mạch, mỗi lần 10-40ml, mỗi ngày truyền 3 lần, liên tục 30-50 ngày. Có tác dụng trị liệu tốt đối với ung thư dạ dày thời kỳ cuối (Hà Nam thũng lựu học tạp chí, 1995, 8(4);256).
(2) Chữa ung thư thực quản: Dùng trái sung tươi 500g, thịt lợn nạc 100g, hầm trong 30 phút; ăn thịt, uống nước canh, liệu trình 30 ngày (Kháng nham bản thảo).
(3) Ung thư bàng quang: Dùng trái sung khô 30g (tươi 50g), mộc thông 15g, sắc nước uống trong ngày. Có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư bàng quang (Trung y thũng lựu phòng trị).
(4) Ung thư phổi thời kỳ đầu: Quả sung khô 25g, chè xanh 10g; cả hai thứ cho vào nồi, thêm nước vào đun trong 15 phút; uống thay nước trong ngày. Có tác dụng nhuận phế, thanh tràng, ngăn cản sự sinh trưởng của tế bào ung thư. Thường áp dụng cho người mắc ung thư phổi trong thời kỳ đầu (Trung y thũng lựu phòng trị).
(5) Nâng cao tinh thần ở người bệnh ung thư: Dùng trái sung 30-50g, thịt lợn nạc 100g, kỷ tử 20g, trần bì 10g; sung rửa sạch, bổ đôi; thịt chần qua nước sôi, thái nhỏ; tất cả cho vào nồi, thêm nước, nấu sôi to lửa 20 phút, sau đó giảm lửa, nấu 1 tiếng, đến khi sung chín nát, thịt chín nhừ là được, thêm gia vị, ăn trong bữa cơm. Tác dụng chủ trị bệnh nhân ung thư tinh thần u uất, thần kinh căng thẳng, thậm chí tinh thần bị suy sụp (Thực dụng kháng nham dược thiện).
(6) Sarcoma hạch bạch huyết ở cổ: Dùng rễ sung tươi 30g, cạo bỏ vỏ thô ở bên ngoài, thái nhỏ, nấu nước uống trong ngày. Có tác dụng điều trị Sarcoma hạch bạch huyết trong giai đoạn đầu (Phúc Kiến Trung thảo dược).
(7) Chữa mụn cơm (một loại u lành):
- Dùng lá hoặc cành sung, cắt cho nhựa rỉ ra, lấy nhựa bôi trực tiếp vào chỗ da bị bệnh, ngày bôi 2 lần; liệu trình 5-6 ngày.
- Tại một bệnh viện ở Trung Quốc đã thử nghiệm điều trị 15 ca; kết quả ngay trong 1 liệu trình đầu, một số trường hợp mụn cơm đã bắt đầu teo lại và rụng dần, những trường hợp chưa khỏi có thể kéo dài tới khi khỏi hẳn.
Lương y HƯ ĐAN
Viết bình luận
Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.