Hỏi đáp

Dùng tỏi như thế nào để tránh tác dụng phụ?

Nguồn tin:  Thuốc vườn nhà
Cập nhật: 14/11/2011 07:40 SA

Hỏi:

Theo tôi được biết ăn tốt cho sức khỏe, có thể phòng và chữa được nhiều bệnh. Thế nhưng cứ ăn tỏi vào là tôi bị đau mắt. Đề nghị "Thuốc vườn nhà" cho biết phải sử dụng tỏi thế nào?

Nguyễn Ngọc Linh, Tân Yên, Bắc Giang

Đáp:

tỏi, củ tỏi, cây tỏi

Tỏi là thứ gia vị thông dụng và cũng là một vị thuốc quý, với những tác dụng như tăng cường tiêu hóa, hạ huyết áp, sát khuẩn, phòng ung thư, ...

Đối với đại đa số những người khỏe mạnh, tỏi là thứ thuốc phòng bệnh rất tốt.

Tuy nhiên, những người bị viêm dạ dày và hành tá tràng, viêm ruột, viêm thận, viêm gan phải cẩn thận khi dùng: Không nên ăn nhiều tỏi lúc đói bụng hoặc có những trường hợp không nên sử dụng tỏi. Khi dùng nhiều tỏi, dạ dày bị kích thích mạnh thể gây ra viên cấp tính.

Sách "Bản thảo cương mục" của đại danh y Lý Thời Trân viết: Ăn tỏi lâu ngày làm tổn thương tạng can và hại mắt. Những người tạng can suy yếu và cận thị nên thận trọng khi dùng tỏi.

Sách Đông y còn viết: Ăn tỏi trường kỳ đến 50 tuổi con ngươi mắt sẽ bị đục, thị lực giảm, tai ù, đầu nặng chân nhẹ.

Bạn nên tham khảo và tự rút kinh nghiệm khi sử dụng.

Theo Đông y: Tỏi có vị cay, tính ôn nhiệt, những người "Âm hư hỏa vượng", bị các chứng bệnh về mắt, miệng và lưỡi không nên dùng.

"Âm hư hỏa vượng" thường có những biểu hiện như: Miệng lưỡi khô háo, lưỡi không rêu, lở loét; môi đỏ khô; đầu hay choáng váng, mắt hoa; lưng gối thường đau mỏi; hâm hấp nóng về chiều, lòng bàn chân bàn tay nóng, ...

Tóm lại, tỏi là thuốc quý, nhưng không phải là thứ thuốc vạn năng. Trước khi dùng tỏi để tự chữa bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của thầy thuốc.

Xin giới thiệu thêm một số ứng dụng còn ít được đề cập của tỏi để bạn tham khảo:

    (1) Chảy máu cam, uống thuốc không khỏi: Lấy một củ tỏi, bóc bỏ vỏ, giã nát nặn thành miếng bằng cỡ đồng xu, đắp vào gan bàn chân (chỗ huyệt "dũng tuyền" - chia bàn chân thành 3 phần, hết phần thứ nhất tính từ phía các ngón là huyệt "dũng tuyền"). Chảy máu ở lỗ mũi bên phải thì đắp ở bàn chân trái, chảy máu ở lỗ mũi bên trái thì đắp ở bàn chân bên phải; nếu cả hai lỗ mũi đều chảy máu thì đắp ở cả hai bàn chân.

    (2) Chữa khạc ra máu, thổ huyết: Lấy 2 củ tỏi, giã nát nhuyễn, chia thành 2 phần, bọc vào giấy bản; một phần đắp vào huyệt bách hội, một phần đắp vào gan bàn chân (chỗ huyệt "dũng tuyền"), sau đó dùng đồ kim loại đem hơ nóng, áp lên cho ấm.

    (3) Chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang: Lấy tỏi đem giã nát vắt lấy nước cốt rồi trộn với dầu vừng theo tỷ lệ 1/2, không có dầu vừng thì thay bằng mật ong; rửa sạch lỗ mũi bằng nước muối, lau khô sau đó lấy bông tẩm thuốc nhét vào.

    (4) Chữa tỵ uyên: Lấy tỏi thái thành lát, đắp vào gan bàn chân (chỗ huyệt "dũng tuyền"), đến khi mũi hết chảy nước thì dừng.

    "Tỵ uyên" - một dạng viêm mũi mạn tính, với những triệu chứng như mũi tắc, thường chảy nước hôi, đặc; thường kèm theo đau đầu, chóng mặt, tê nhức ở vùng trán.


Lương y HUYÊN THẢO


Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]