Hỏi đáp Thuốc vườn nhà

Dùng thịt thằn lằn chữa hen suyễn?

Nguồn tin:  Thuốc vườn nhà
Cập nhật: 20/12/2011 06:38 CH

Hỏi:

Cháu bé nhà tôi mắc bệnh suyễn đã lâu, cháu gầy yếu và ăn rất kém. Chúng tôi đã cho cháu sử dụng nhiều loại thuốc tân dược nhưng bệnh ít thuyên giảm. Có người nói là bắt con thằn lằn làm thịt cho cháu ăn thì bệnh sẽ đỡ. Rất mong "Thuốc vườn nhà" cho biết: Thịt thằn lằn có ăn được không và có tác dụng gì với bệnh hen suyễn?

Nguyễn Văn Bé, An Giang

Đáp:

IMG

"Thằn lằn" còn gọi là "rắn mối", tên khoa học là Mabuya sp., họ Thằn lằn bóng (Scincidae).

Ở Việt Nam có ba loài thằn lằn bóng: "Thằn lằn bóng hoa" (Mabuya multifasciata), "Thằn lằn bóng đuôi dài" (Mabuya longicaudata) và "Thằn lằn bóng Sapa" (Mabuya chapaense). "Thằn lằn hoa" và "Thằn lằn bóng đuôi dài" thường gặp ở miền đồng bằng và trung du. "Thằn lằn bóng Sapa" hay gặp miền trung du và ở Sapa (tỉnh Lào Cai).

Con thằn lằn có hình dạng giống con cá cóc, nhưng thân chắc, cổ rõ ràng, đuôi hình trụ thon dài. Chi dài và khỏe, đầu gối của chi sau không hướng sang bên như cá cóc mà hướng về phía trước. Chi trước và chi sau đều có 5 ngón. Vỏ da thằn lằn có vảy sừng, đầu có nhiều tấm vảy lớn đối xứng ghép sát nhau và thân có vảy nhỏ tròn xếp lên nhau như vảy cá. Ngón có vuốt phát triển. Tuyến da chính thức thiếu khiến cho da thằn lằn rất khô. Nhờ màng phổi đặc biệt nên thằn lằn có thể sinh sống hoàn toàn ở trên cạn.

Lưu ý: Người ở miền Bắc còn gọi con "thằn lằn" mô tả trên đây là "rắn mối" và gọi con vật khác nhìn giống thằn lằn nhưng nhỏ hơn sống ở trong nhà là "thạch sùng". Trong khi đó, ở một số tỉnh miền Nam lại gọi con "thằn lằn" mô tả trên là con "rắn mối", còn con "thạch sùng" sống trong nhà là con "thằn lằn". Vì vậy cần chú ý để tránh nhầm lẫn.

Theo sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của cố Giáo sư Đỗ Tất Lợi: Về thành phần hóa học, chỉ mới biết trong thằn lằn có protit ăn được. Còn có chất gì chữa bệnh đặc biệt khác chưa rõ.

Thịt thằn lằn có thể ăn được. Việc dùng thằn lằn chữa hen suyễn là một kinh nghiệm dân gian. Tại nhiều vùng, người ta thường bắt thằn lằn làm thịt cho những trẻ em bị hen suyễn, gầy yếu ăn. Mỗi ngày ăn nửa hay một con tùy theo tuổi.

Lương y Hư Đan


Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Ý kiến bạn đọc

1 Ý kiến bạn đọc
Miu love (13/09/2016 06:25 SA)

Con tôi 1 tuôi cháu bį hen phê quãn xin bác sï cho biêt cách phòng bęnh

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]