Hỏi đáp

Dùng cây Thồm lồm chữa bệnh chàm

Nguồn tin:  Thuốc vườn nhà
Cập nhật: 08/01/2012 08:09 CH

Hỏi:

Cháu tôi bị mắc bệnh chàm đã lâu ngày, dùng các thuốc tân dược thường bị dị ứng. Gần đây về quê thăm gia đình, tôi được bà cụ hàng xóm cho biết có thể sử dụng cây thồm lồm để chữa. Trước khi áp dụng tôi rất mong được "Mỹ phẩm từ thiên nhiên" nói cho biết rõ hơn về tác dụng của thứ thuốc dân gian này. Xin chân thành cảm ơn.

Dương Thị Tuyết Mai, Yên Khánh, Ninh Bình

Đáp:

thồm lồm, đuôi tôm, mía giò, bẻm, mía bẻm, mía nung, cây lôm, chuồng chuồng, hỏa khôi mẫu, Polygonum sinense L.

Thồm lồm là cây thuốc dân gian, thường được sử dụng để chữa bệnh "thồm lồm ăn tai". Thường sử dụng lá hoặc dùng toàn bộ cây. Tại các địa phương, cây có thể có những tên khác nhau như "đuôi tôm", "mía giò", "bẻm", "mía bẻm", "mía nung", "cây lôm", "chuồng chuồng", "hỏa khôi mẫu", tên khoa học là Polygonum sinense L., thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).

Trong Đông y: Thồm lồm được xếp vào trong loại thuốc "thanh nhiệt giải độc". Theo Đông y, thồm lồm có vị ngọt, tính bình, không độc, vào 3 kinh Can, Tỳ và Đại tràng; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, tiêu thũng, chỉ thống (làm hết đau), chữa lỵ, mụn nhọt, lở loét ngoài da, ...

Kinh nghiệm chữa "thồm lồm ăn tai" đã được Khoa da liễu Quân Y viện 108 kiểm định. "Thồm lồm ăn tai" thực chất là loét kẽ tai do nhiễm liên cầu khuẩn. Kết quả kiểm định cho thấy, có thể sử dụng thồm lồm để chữa những bệnh ngoài da khác do nhiễm liên cầu khuẩn như chốc đầu, chốc mép, chốc da, eczema (chàm) do nhiễm khuẩn, ... Đối với bệnh chàm, kết quả thử nghiệm trên 14 bệnh nhân cho thấy: 1 trường hợp khỏi hẳn, 9 trường hợp đỡ chảy nước, 2 trường hợp không chuyển biến, 2 trường hợp nặng thêm. Kết luận sơ bộ: Đối với eczema, thồm lồm chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng cấp tính.

Theo chúng tôi nghĩ, chị có thể áp dụng thử kinh nghiệm này theo cách: Hái lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ, cho thêm nước lã đun sôi để ấm, lọc qua gạc thành một dung dịch đặc. Hoặc lấy 5 kg lá tươi, cho vào 10 lít nước, đun cạn còn 2 lít, lọc và cô thành cao. Dùng dung dịch lá tươi hoặc cao bôi lên nơi có tổn thương ngày 2-3 lần. Trước khi bôi thuốc có thể kết hợp rửa, ngâm, tắm bằng nước lã đun sôi để ấm pha thêm muối, thuốc tím loãng hoặc nước có vò lá thồm lồm tươi.

Lương y Hư Đan


Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]