Hỏi:
Mấy tháng gần đây, tôi thấy một số người bán thuốc rong thường hay rao bán một thứ cỏ gọi là "đũa bếp". Theo như họ nói, phụ nữ hàng ngày dùng thứ cỏ này sắc nước uống, người sẽ khỏe ra và ít mắc bệnh tật. Đề nghị "Thuốc vườn nhà" cho biết, cây "đũa bếp" có tác dụng gì, sử dụng như thế nào?
Phan Thị Hải, P. Vĩnh Trường, Tp. Nha Trang
Hỏi:
Cây "đũa bếp" là thứ cỏ mọc hoang ở các vùng đầm lầy. Ngoài Bắc cây này thường gọi là "đuôi lươn", "bòn bòn", hoặc "điền thông". Dân gian gọi tên là "đuôi lươn", vì ngọn và cụm hoa giống đuôi con lươn. Cây có tên khoa học là Philydrum lanuginosum Banks, họ Cỏ đuôi lươn (Philydraceae).
Cỏ đuôi lươn là một loại cỏ mọc đứng, cao chừng 0,3-1m. Trên thân có rất nhiều lông ngắn màu trắng, trông như len, nhiều nhất là ở phía dưới cụm hoa. Lá hình gươm, dài 8-70cm, rộng 4-10mm, phía trên có vạch dọc, phía dưới có lông; lá ở gốc phủ lên nhau; lá trên thân nhỏ hơn, mọc so le. Cụm hoa mọc thành bông dài 2-5cm; hoa mọc so le, không cuống. Quả nang có lá bắc bao bọc, có lông mịn.
Đuôi lươn là vị thuốc mới được sử dụng trong dân gian. Theo kinh nghiệm dân gian, đuôi lươn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và chữa một số bệnh sản hậu ở phụ nữ.
Tại các hàng lá ở Hà Nội, các bà hàng lá thường cho phụ nữ dùng trước và sau khi sinh nở, để điều kinh và chữa bệnh hậu sản; thường phối hợp thêm với ích mẫu, nhân trần và bạch đồng nữ.
Tại Trung Quốc, người ta thường dùng cây tươi giã đắp vào mụn nhọt, nấu nước rửa chỗ da lở loét.
Liều dùng: Ngày dùng 10-15g, sắc nước uống.
Lương y HƯ ĐAN
Viết bình luận
Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.