Những năm nửa đầu Thế kỷ trước, Đông y là đối tượng bị chỉ trích rất kịch liệt về mặt học thuật. Dư Vân Tụ (1879-1954) tác giả "Đề án" thủ tiêu Đông y là học giả cực kỳ ác cảm với Đông y.
Ngày 24/10/2006, trên Tuổi Trẻ có bài "Đông y sẽ đi về đâu?". Tới ngày 30/10/2006, trên Khoa học & Đời sống cũng có bài với cùng tiêu đề. Cả hai bài báo đều nói rằng, từ năm 2000 ở Trung Quốc bắt đầu rộ lên cuộc tranh luận về ưu khuyết điểm của Đông y.
Người xưa thường nói, Đông y là "Nhân thuật". Muốn trở thành thầy thuốc, trước hết cần phải hiểu rõ được chữ "nhân". Tuy nhiên, hiểu rõ được chữ "nhân" thật không đơn giản.
Trong Đông y có một hệ lý luận rất quan trọng gọi là "Học thuyết Kinh lạc". Đọc lại y thư cổ có thể nhận thấy, "Kinh lạc" đã được nói đến từ rất sớm. Cổ nhân nhận định, trong cơ thể con người có một hệ thống những đường vận hành của "khí huyết" giống như mộ...
Văn hóa chính là chiếc lăng kính, qua đó con người cảm nhận về sức khỏe cũng như thái độ và phương thức ứng xử đối với bệnh tật. Nhìn qua lăng kính văn hóa có thể thấy giữa Đông y và Tây y có 3 sự khác biệt cơ bản.
Đối tượng nghiên cứu của Đông y và Tây y đều là sự sống, sức khỏe và bệnh tật của con người. Mục đích của cả hai nền y học đều là tìm ra những phương pháp bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh hữu hiệu.