Giải mã Đông y

Vận Khí năm Mậu Tuất 2018 và "Sức khỏe, Bệnh tật"

Nguồn tin:  Thuốc vườn nhà
Cập nhật: 05/02/2018 08:35 CH

Mậu tuất, 2018, năm 2018

Lãn Ông từng nói: "Không thông Ngũ vận Lục khí thì đọc hết các sách cũng chẳng làm được việc gì". Nghĩa là, muốn chữa trị được bệnh tật, người thầy thuốc Đông y cần phải thông hiểu "ngũ vận" và "lục khí".

Tuân theo di huấn đó, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, "Thuốc vườn nhà" xin lại tiến hành tính toán và đề xuất một số dự báo về tình hình thời tiết khí hậu và bệnh tật theo Vận Khí học, để cùng chiêm nghiệm, đồng thời chuẩn bị những biện pháp dự phòng, chuẩn bị thuốc men, để có thể phòng trị trị bệnh tật có hữu hiệu nhất.

• DỰ BÁO TỔNG QUÁT

Năm Vận Khí Mậu Tuất 2018 khởi đầu từ ngày Đại hàn 20/01/2018 và kết thúc vào trước ngày Đại hàn 20/01/2019.

"Ngũ Vận" là sự vận hành và biến hóa của 5 loại khí: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy; Ngũ vận là những nhân tố chủ yếu, tác động tới sự biến động của khí hậu trên mặt đất.

"Lục Khí" là sự vận động biến hóa của 6 loại khí: Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa; đó là những nhân tố chủ yếu, ảnh hưởng tới sự biến động của thời tiết, khí hậu trên không trung.

Vận Khí là khoa dự báo dựa trên sự kết hợp giữa "Ngũ Vận" và "Lục Khí". Ngũ vận và Lục khí luôn biến đổi, luân chuyển hàng năm. Mỗi năm có một Vận chủ quản gọi là "Tuế vận" và một Khí chủ sự gọi là "Tuế khí".

Đối với năm Mậu Tuất - 2018:

- Tuế Vận: Tính theo Thiên can của năm, tức nguyên tắc "Thiên can thống vận", năm Mậu Tuất thiên can là "Mậu". Mậu là "dương hỏa"; dương thời hữ dư, nên Tuế vận là "Hỏa vận thái quá". Tuy nhiên, do nửa năm đầu có Thái dương hàn thủy tư thiên, dương hỏa của Tuế vận bị Hàn thủy ức chế nên không còn thái quá, do vậy Tuế vận trong toàn năm biến thành bình khí (tương đối ôn hòa).

- Tuế Khí: Tính theo Địa chi, tức nguyên tắc "Địa chi thống khí". Năm Mậu Tuất địa chi là "Tuất", Thái dương hàn thủy tư thiên - nửa năm đầu Hàn khí chủ sự - khí lạnh đóng vai trò chủ đạo trong 6 tháng đầu. Thái âm thấp thổ tại tuyền - nửa năm cuối thấp khí (ẩm thấp), ẩm thấp là đặc điểm khí hậu trong 6 tháng cuối năm.

Khí hậu hàng năm biến đổi một cách bình hòa hay đột ngột tùy thuộc vào quan  hệ Ngũ hành sinh khắc giữa Vận và Khí:

    Vận sinh khí gọi là Tiểu nghịch  (小逆);

    Vận khắc khí gọi là Bất hòa (不和);

    Khí sinh vận gọi là Thuận hóa (顺化);

    Khí khắc vận gọi là Thiên hình (天刑).

Năm Mậu Tuất có Tuế vận = Hỏa vận. Khí Tư thiên = Thái dương hàn thủy. Thủy khắc Hỏa = Khí khắc Vận, do đó Mậu Tuất là một năm "Thiên hình". Đặc điểm của năm thiên hình là khí hậu thường đột biến, tật bệnh phát sinh tương đối nhiều.

Nguyên tắc dự báo tổng quát: Theo quy tắc "Sinh giả, khắc giả vi thịnh; Bị sinh, bị khắc giả vi suy". Năm Mậu Tuất tuế vận là Hỏa, tuế khí là Thủy. Theo quy luật tương sinh tương khắc của Ngũ hành: Thủy khắc Hỏa, nghĩa là Tuế khí khắc Tuế vận - Tuế khí là "khắc giả" còn Tuế vận là "bị khắc giả" - Khắc giả là thịnh, bị khắc giả là suy. Vận Khí học gọi đó là "Khí  thịnh Vận suy", cho nên khi phân tích, dự báo về tình hình khí hậu và tật bệnh chủ yếu căn cứ vào Lục Khí, còn Ngũ vận chỉ đóng một vai trò bổ trợ.

• DỰ BÁO TỪNG GIAI ĐOẠN:

Các giai đoạn của Lục khí trong năm Mậu Tuất

Thứ tự

các Khí

Sơ khí

(1)

Nhị khí

(2)

Tam khí

(3)

Tứ khí

(4)

Ngũ khí

(5)

Chung khí

(6)

Thời điểm

bắt đầu

Đại hàn

20/01/2018

Xuân phân

21/03/2018

Tiểu mãn

21/05/2018

Đại thử

23/07/2018

Thu phân

23/09/2018

Tiểu tuyết

22/11/2018

Chủ khí

Khí hậu

Quyết âm

Phong Mộc

Thiếu âm

Quân Hỏa

Thiếu dương

Tướng Hỏa

Thái âm

Thấp Thổ

Dương minh

Táo Kim

Thái dương

Hàn Thủy

Gió ấm

Nóng

Rất nóng

Nóng ẩm

Khô mát

Lạnh


Khách khí

Khí hậu

Thiếu dương

Tướng Hỏa

Dương minh

Táo Kim

Thái dương

Hàn Thủy

(Tư thiên)

Quyết âm

Phong Mộc

Thiếu âm

Quân Hỏa

Thái âm

Thấp Thổ

(Tại tuyền)

Rất nóng

Khô mát

Lạnh giá

Gió ấm

Ấm áp

Ẩm thấp

Dự báo từng giai đoạn Lục khí trong năm dựa vào quan hệ tương sinh - tương khắc của Ngũ hành và mối quan hệ giữa Chủ khí và Khách khí.

Quy tắc cụ thể như sau:

    - Ngũ hành tương sinh là "tương đắc", ngũ hành tương khắc là "bất tương đắc". Tương đắc thì khí hậu tương đối ổn định, ít bệnh tật. Bất tương đắc thì khí hậu biến hóa dị thường.

    - Khách khí sinh hoặc khắc chủ khí là "thuận"; Chủ khí sinh hoặc khắc khách là "nghịch". Thuận thì khí hậu tương đối ổn định và ít bệnh tật. Nghịch thì khí hậu biến hóa dị thường và nhiều tật bệnh.

1. Sơ khí: Từ Đại Hàn (20/01/2018) đến Xuân Phân (21/03/2018)

    Chủ khí = Quyết âm phong mộc; Khách khí = Thiếu dương tướng hỏa.

    Mộc sinh Hỏa - tương đắc. Chủ khí sinh Khách khí - nghịch. Tình huống này vận khí học gọi là "nghịch trong tương đắc", khí hậu không thật ổn định, người cơ thể vốn suy yếu hoặc làm việc mệt nhọc quá độ, dễ bị thương phong, cảm mạo; chứng trạng biểu hiện như phát sốt sợ rét, mũi tắc, chảy nước mũi, ho, đầu và mình mẩy đau nhức.

    Để chữa trị có thể sử dụng các vị thuốc như: Tía tô, Thông bạch (hành hoa), Sinh khương (gừng tươi), Trần bì, Xuyên khung, Cát cánh; sắc nước lấy nước uống.

2. Nhị khí: Từ Xuân Phân (21/03/2018) đến Tiểu Mãn (21/05/2018)

    Chủ khí là Thiếu âm quân hỏa; Khách khí là Dương minh táo kim.

    Hỏa khắc Kim - bất tương đắc; Chủ khí khắc Khách khí - "nghịch"; tình huống này gọi là "nghịch trong bất tương đắc". Tuy nhiên, nửa năm đầu hàn khí tư thiên, hàn khí kiềm chế hỏa khí của chủ khí, khiến Hỏa không còn khắc chế Kim quá mạnh, do đó "bất tương đắc" biến thành "tương đắc", "nghịch" chuyển thành "thuận", khiến khí hậu tương đối ổn định; bệnh tật tương đối ít phát sinh.

3. Tam khí: Từ Tiểu Mãn (21/05/2018) đến Đại Thử (23/07/2018)

    Chủ khí = Thiếu dương Tướng hỏa; Khách khí = Thái dương hàn thủy.

    Thủy khắc Hỏa - bất tương đắc; Khách khắc Chủ - "thuận"; tình huống ngày gọi là "thuận trong bất tương đắc", khí hậu biến đổi thất thường, bệnh tật phát sinh tương đối nhiều.

    Thời tiết giai đoạn này theo thông lệ phải nóng nhưng lại không nóng, mưa tương đối nhiều. Người cơ thể suy yếu, khả năng thích ứng kém, dễ mắc phải chứng bệnh "âm thử" (bị nhiễm khí lạnh trong mùa hè); chứng trạng biểu hiện như sốt, sợ lạnh, đau đầu, mình mẩy và khớp xương đau nhức, nôn mửa, ỉa chảy, bụng trướng đau, chán ăn, miện đắng. Để chữa trị cần sử dụng các vị thuốc như Hoắc hương, Hương nhu, Kinh giới, Tô diệp, Gừng sống, Gừng khô, Sa nhân, Hậu phác, ...

    Dự phòng: Cần chú ý giữ đủ ấm trong những ngày mưa nhiều, nhiệt độ hạ thấp. Người thể chất thuộc loại dương hư nên sử dụng thêm các loại thuốc ôn bổ tỳ thận như Đảng sâm, Nhân sâm, Bạch truật, Ba kích, Lộc nhung, ...

4. Tứ khí: Từ Đại Thử (23/07/2018) đến Thu Phân (23/09/2018)

    Chủ khí = Thái âm thấp thổ; Khách khí = Quyết âm phong mộc.

    Mộc khắc Thổ - bất tương đắc; Khách khí khắc Chủ khí - "thuận". Tình huống này gọi là "thuận trong bất tương đắc". Nửa năm cuối Thái âm thấp thổ tại tuyền, thổ khí của tại tuyền hỗ trợ chủ khí, chủ khí mạnh lên, đủ sức để quân bình lại sự tương khắc của khách khí. Kết cục là khí hậu giai đoạn này tương đối ổn đinh, bệnh tật tương đối ít phát sinh.

5. Ngũ khí: Từ Thu Phân (23/09/2017) đến Tiểu Tuyết (22/11/2017)

    Chủ khí = Dương minh táo kim; Khách khí = Thiếu âm quân hỏa.

    Hỏa khắc Kim - bất tương đắc. Khách khắc Chủ - "thuận"; là tình huống "thuận trong bất tương đắc", khí hậu dị thường.

    Trời nhiều gió, ít mưa và khô hạn. Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết như vậy, người thể chất "âm hư hỏa vượng", dễ cảm nhiễm phải tà khí ôn táo, phát bệnh với những biểu hiện như sốt, không sợ lạnh hoặc chỉ hơi sợ gió lạnh, ít mồ hôi, đau đầu, môi khô họng háo, khát nước uống nhiều, ho khan, ho ra máu, ho ít đờm hoặc không có đờm, ngực bụng đầy trướng, phiền táo mất ngủ, nước tiểu đỏ, đại tiện táo kết.

    Để chữa trị cần sử dụng những loại thuốc có tính năng thanh nhiệt nhuận táo, ví dụ như Tang diệp (lá dâu tằm), Cúc hoa, Kim ngân hoa, Đại thanh diệp, Hắc chi ma (vừng đen), Tỳ bà diệp, Mạch môn đông, Sinh địa hoàng, Câu kỷ tử, Hoàng tinh, ...

6. Chung khí: Từ Tiểu Tuyết (22/11/2018) đến Đại Hàn (20/01/2019)

    Chủ khí = Thái dương hàn thủy; Khách khí = Thái âm thấp thổ.

    Thổ khắc Thủy - bất tương đắc, Khách khí khắc Chủ khí - "thuận". Là tình huống "thuận trong bất tương đắc" - khí hậu dị thường.

    Giai đoạn này mưa nhiều, khí hậu vừa lạnh lại vừa ẩm. Dước tác động của điều kiện khí hậu như vậy, người có thể chất dương hư hoặc chức năng tiêu hóa không kiện toàn, dễ bị cảm phải tà khí  hàn thấp, thường cảm lạnh, tiết tả, phong tê thấp khớp xương đau nhức. Chứng trạng biểu hiện chủ yếu là phát sốt sợ rét, đầu nặng đau, nghẹt mũi, thân thể nặng nề và đau nhức, mệt mỏi, chán ăn, ho khạc ra đờm loãng, bụng trướng đau, đại tiện phân lỏng loãng.

    Để chữa trị, cần dùng những vị thuốc có tác dụng ôn kinh tán hàn, kiện tỳ hóa thấp, ôn bổ tỳ thận. Ví dụ như Quế chi, Ma hoàng, Tần giao, Kinh giới, Tô diệp, Bạch chỉ, Sa nhân, Can khương, Cao lương khương, Nhục quế.

• TÌNH HÌNH CHUNG VỀ BỆNH TẬT

Mậu Tuất là một năm có Hỏa vận, nên cần chú ý tới các loại bệnh nhiệt. Tuy nhiên, do Hỏa vận bị Thủy (thiên khí) khắc chế, không phát huy đầy đủ tác dụng. Nửa năm đầu Thái dương hàn thủy tư thiên, hàn khí chủ sự. Nửa năm cuối, Thái âm thấp thổ tại tuyền, khí thủy thấp chủ sự. Nên toàn năm cần chú ý đặc biệt đến sự đề phòng hàn tà và thấp tà.

Hàn tà thuộc loại "âm tà", dễ tổn thương "dương khí", nên những người có cơ địa "dương hư" (phần dương trong cơ thể suy yếu) cần đặc biệt chú ý phòng các bệnh như cảm lạnh, bụng đau nôn mửa do trúng hàn, tiêu chảy hàn tà xâm phạm vào tràng vị, tinh thần trầm uất do dương khí bị hàn tà lấn át, ... Hàn tà còn có tính chất "ngưng kết", dễ làm cho sự vận hành của khí huyết bị ngưng trệ, dẫn tới các chứng đau nhức, như đau đầu, cơ bắp và xuơng khớp đau nhức kịch liệt (hàn tý), tứ chi co rút, ...

    - Nguyên tắc dự phòng: Tăng cường vận động thân thể. Sử dụng các loại thuốc, thức ăn có tác dụng trợ dương tán hàn, như Can khương (gừng khô), Nhục quế, Đinh hương, Cao lương khương (củ riềng), Lá lốt, Hồ tiêu, Thịt bò, Thịt dê, Thịt chó, ...

    - Món ăn bài thuốc tiêu biểu: Thịt chó 200g, Câu kỷ tử 15g, Sơn dược 20g, Ba kích 9g, Thỏ ty tử 6g, Can khương 10g, Hành hoa 3 củ, gia vị vừa đủ. Các vị thuốc dùng vải sô buộc túm lại, thịt chó thái miếng, nấu thành món hầm ăn mỗi tháng vài lần.

Thấp tà là loại tà khí có tính trọng trọc (nặng, đục), dễ dẫn tới các chứng bệnh như đầu nặng đau như bị bó chặt, mình mẩy nặng nề đau nhức (thấp tý), bụng đầy trướng, ăn không tiêu, kiết lỵ, đại tiện không thành khuôn, tiểu tiện đục, phù thũng, khí hư bạch đới, ...

    - Nguyên tắc dự phòng: Sử dụng các vị thuốc có tác dụng kiện tỳ táo thấp.

    - Bài thuốc tiêu biểu (Nhị trần trà): Bán hạ chế (tẩm gừng sao) 3g, Trần bì (vỏ quít để lâu ngày) 10g, Thổ phục linh 10g, Cam thảo 5g; sắc nước uống thay trà trong ngày.


Lương y THÁI HƯ


Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]