Hỏi đáp Mỹ phẩm từ thiên nhiên

Giữ gìn tuổi thanh xuân với Kỷ tử

Nguồn tin:  Thuốc vườn nhà
Cập nhật: 09/04/2012 08:16 SA

Hỏi:

Tôi nghe một số người nói, kỷ tử là một vị thuốc có tác dụng kéo dài tuổi xuân rất tốt. Đề nghị "Mỹ phẩm từ thiên nhiên" cho biết có đúng hay không? Sử dụng kỷ tử như thế nào thì có lợi nhất?

Nguyễn Thu Trang, Trường Thi, Thanh Hóa

Đáp:

kỷ tử, khởi tử, câu kỷ tử, câu khởi, địa cốt tử, rau khởi, Lycium sinense Mill.

"Kỷ tử" hay "Khởi tử" là quả chín phơi hay sấy khô của cây "Câu kỷ tử", còn gọi là "Câu khởi", "Địa cốt tử", "Rau khởi", ... tên khoa học là Lycium sinense Mill., thuộc họ Cà.

Đông y coi Kỷ tử là loại thuốc bổ huyết thuộc loại tốt nhất. Và điều đặc biệt là, vị thuốc này lại không đắt tiền, chỉ khoảng vài chục nghìn đồng 1kg, bởi lẽ cây có thể mọc ở nhiều vùng khí hậu khác nhau.

Trước đây, Kỷ tử hoàn toàn phải nhập từ nước ngoài, nhưng từ nhiều năm nay đã được trồng ở khắp các nơi, nhất là ở các tỉnh phía Bắc. Có thể trồng bằng hạt hay cành. Nếu dâm cành, sau 1 năm có thể bắt đầu thu hoạch quả.

Theo Đông y: Kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tư bổ can thận, nhuận phế, minh mục (sáng mắt). Thường dùng để chữa can thận âm suy, lưng gối yếu mỏi, đầu choáng mắt hoa, ho khan, mắt nhìn không rõ, di tinh, vô sinh, ... Ngoài quả chín (Kỷ tử), lá và rễ của cây Câu kỷ tử cũng có thể sử dụng làm thuốc.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Kỷ tử có tác dụng tăng cường miễn dịch, xúc tiến quá trình tạo máu, giảm mỡ máu, chống tích đọng mỡ ở tế bào gan, chống ô-xy hóa và kiềm chế quá trình lão suy.

Điều này chứng tỏ việc người xưa dùng Kỷ tử làm thuốc bổ và kéo dài tuổi xuân là có cơ sở.

Kỷ tử là một thứ "Dược thực lưỡng dụng" - nghĩa là vừa dùng làm thuốc, vừa làm thức ăn. Ngoài cách sử dụng Kỷ tử để chế biến những món ăn bổ dưỡng như "Gà hầm kỷ tử", "Cá hấp kỷ tử", ... Trong điều kiện gia đình, còn có thể sử dụng Kỷ tử theo một số phương pháp tương đối đơn giản như sau:

    (1) Rượu kỷ tử: Kỷ tử 600g, rượu (35-40 độ) 2 lít; giã nhỏ kỷ tử, cho rượu vào ngâm trong 2 tuần lễ trở lên, rồi lọc lấy rượu; ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 chén con. Tác dụng: Bổ huyết, sáng mắt, kiềm chế lão suy.

    (2) Trà kỷ tử: Kỷ tử 6g, cúc hoa 4g, lá dâu tằm 3g, hạt muồng (quyết minh tử, sao thơm) 3g; hãm nước sôi uống thay trà trong ngày. Tác dụng: Giảm mỡ máu, giảm béo, sáng mắt, giảm nếp nhăn trên da mặt.

Lương y HƯ ĐAN


Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Thuốc vườn nhà - http://www.thuocvuonnha.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên thuocvuonnha.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên thuocvuonnha.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Ý kiến bạn đọc

1 Ý kiến bạn đọc
Vu Binh (10/10/2016 06:58 SA)

Shop mình có bán câu kỷ tử ở Tphcm nhé xxx.com/cau-ky-tu/

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

  Đơn vị bảo trợ thông tin

ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]